Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng
Đăng lúc 10:48 - 03/03/2018

Các ca sỹ như Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly... đều gắn bó với những bài hát nổi tiếng của cố nhạc sỹ Tô Thanh Tùng.

Sau những năm tháng điều trị căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ngày 19.7, nhạc sỹ Tô Thanh Tùng qua đời. Ông trải qua nhiều biến cố cuộc đời, là tác giả của những tình khúc sống mãi trong lòng người nghe nhạc.

17 tuổi đã là nhạc sỹ nổi tiếng. Hiếm có ai thành danh từ sớm như nhạc sỹ Tô Thanh Tùng. Ông viết nên những bản nhạc bolero bình dân, ca từ dễ hiểu, giàu cảm xúc.

15 ca khúc mà nhạc sỹ vừa ý nhất phải kể tới Hồng Ngự mang tên em, Ngôi tôn thờ, Xót xa, Sao anh nỡ đành quên, Giã từ, Tiễn biệt, Dù anh nghèo, Nhớ người tình phụ, Chiếc xuồng, Chưa nói cùng em, Người hàng xóm, Hạnh phúc vẫn còn đây, Tình cây và đất, Về miền tây, Đẹp vô thường.

 

Những tuyệt phẩm Bolero khiến triệu người thổn thức của cố nhạc sỹ Tô Thanh Tùng - 1

 

Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng tới thăm nhạc sỹ Tô Thanh Tùng trong thời gian ông trị bệnh ung thư

Dù sức khỏe yếu nhưng những ngày cuối đời trong khi nằm điều trị, nhạc sỹ vẫn khao khát cống hiến cho nghệ thuật khi sáng tác ca khúc cuối mang tên Thiên thu. Bài hát chỉ kịp nhờ người thu demo mà tác giả đã vội ra đi.

Với ông, mỗi ca khúc đều mang nặng tình yêu với âm nhạc. Năm 17 tuổi, ông viết ca khúc nổi tiếng Giã từ. Ở tuổi còn rất trẻ, nhạc sỹ Tô Thanh Tùng đã viết nên những ca từ đầy trải nghiệm, tưởng như phải từ một người nhiều tuổi.

Bài hát này được ca sỹ Thu Vân lần đầu tiên thể hiện vào năm 1971. Khi đó, Thu Vân vẫn còn chưa tiếng tăm. Nhưng ngay khi ca khúc được lên sóng trên Đài Phát thanh Sài Gòn, Giã từ đã trở thành một hiện tượng âm nhạc đặc biệt. Sau này các ca sỹ trẻ hơn như Đan Nguyên, Đàm Vĩnh Hưng… đã thể hiện lại thành công bài hát này. Khán giả nhiều thế hệ vẫn nhớ một “Tuổi đời chân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn, đèn đêm bóng mơ nhạt nhòa…”.

Một khúc tình ca khúc được nhạc sỹ Tô Thanh Tùng gửi trọn nỗi niềm, đó là Sao anh nỡ đành quên. Ông viết bài hát này trong đêm, vào năm 1965 khi ông tạm biệt Hồng Ngự để lên Sài Gòn làm sinh viên trường Luật. Quãng thời gian đó ông gặp cô gái chung xóm, đem lòng yêu mến. Ông chẳng dám bỏ ngang việc học để thuận theo ý cưới xin của người yêu, đành viết ca khúc này như một lời cáo lỗi.

Người nghệ sỹ ấy còn mang tới cho đời nhiều bài hát đi cùng năm tháng, trong đó phải kể tới Tình cây và đất. Mỗi ca từ đều mộc mạc giản dị như chính tính cách của ông, một người miền Tây Nam Bộ. Ông viết Về miền Tây để người nghe hiểu hơn về nơi mảnh đất ông sinh ra. Không chỉ yêu người, ông còn gắn bó với từng mảnh đất. Tình yêu và tâm hồn sáng tạo, thăng hoa giúp nhạc sỹ Tô Thanh Tùng viết nên những ca khúc đẹp dung dị.

Tiểu sử cố nhạc sỹ Tô Thanh Tùng

Ông sinh năm 1944 tại quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc, về sau thuộc về tỉnh Kiến Phong (ngày nay bao gồm thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp). Lúc nhỏ ông sống cùng gia đình tại Đồng Tháp. Năm 1963, ông có sáng tác đầu tiên là bài Hồng Ngự mang tên em.

Năm 20 tuổi ông lên Sài Gòn học trường Luật. Ở quán cà phê gần trường, ông quen một cô gái thu ngân tên Diễm nhờ viết bài Mắt diễm buồn cho ca sĩ Elvis Phương hát ở quán. Bốn năm sau, cuộc tình giữa ông và cô gái này kết thúc, Tô Thanh Tùng viết bài Giã từ nhưng không xuất bản.

Cho đến năm 1971, ông quen một cô gái ở Sa Đéc bèn đưa cô này lên Sài Gòn để hát thử bài Giã từ. Lúc đầu nhạc sĩ Quốc Dũngđã phối âm nhưng khi đem trình cho nhạc sĩ Lê Dinh (lúc đó là trưởng phòng văn nghệ Đài phát thanh Sài Gòn) thì Lê Dinh không đồng ý cho phát trên đài. Tuy nhiên, sau khi nghe băng cassette thì lại đồng ý cho phát vào "giờ vàng" chủ nhật. Bài hát gây chú ý cho khán giả Sài Gòn lúc bấy giờ. Nhà xuất bản Minh Phát lập tức ký độc quyền phát hành bài Giã từ. Sau đó, Tô Thanh Tùng viết tiếp một loạt bài như Xót xa, Mừng Chúa ra đời, Sao nỡ đành quên, Nhớ người tình phụ... trong đó bài Sao nỡ đành quên cũng là nói về một mối tình nữa của ông.

Sau năm 1975, ông giữ chức Trưởng ban văn nghệ thị trấn Hồng Ngự 3 năm. Sau đó khó khăn ông phải bán đủ thứ từ xà bông, dầu gió, nước mắm... cho đến phụ tùng xe đạp để sống qua ngày.

Năm 1979, ông cho phát hành album cassette Tình ca hương lúa với một số bài như Người hàng xóm, Hồng Ngự mang tên em... do Nhật Trường và Bảo Yến hát. Có thể nói Tô Thanh Tùng là nhạc sĩ nhạc vàng đầu tiên trong nước sau năm 1975 dám phát hành album nhạc ngợi ca quê hương. Album bị nhiều người cho là "Nhạc vàng đội mồ sống dậy" nhưng vẫn được Sở VH-TT Đồng Tháp đồng ý cho phát hành. Ông tiếp tục sáng tác nhạc quê hương (Giăng câu 1,2,...), trong đó có bài Chuyện tình cây và đất năm 1988, đã nhận giải thưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sau đó, ông có cuộc sống sung túc với một tiệm băng đĩa lớn ở TP HCM. Khi vợ chồng ông ly dị, ông về Bình Dương sống còn vợ con sang định cư nước ngoài. Chi phí sinh hoạt của ông chủ yếu dựa vào tiền tác quyền ca khúc hàng tháng. Không có người thân nào kề bên chăm sóc, chỉ thỉnh thoảng ông mới được bạn bè, học trò ghé thăm nom.

Tháng 08 năm 2015, ông bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn qua gan đã khiến cho chân trái của ông bị không đi lại được và phải chữa trị tại bệnh viện Bình Dân. Trước hoàn cảnh của ông, đêm nhạc "Tình nghệ sĩ" số thứ 4 ngày 30 tháng 09 năm 2015 với sự tham gia của Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên đã giúp đỡ quyên tiền chữa bệnh ung thư cho ông và một số nghệ sĩ đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Ông qua đời vào hồi 8g15 sáng 19/07/2017 tại Bệnh viện Tp. Sa Đéc sau hai năm chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, hưởng thọ 73 tuổi.

Tô Thanh Tùng sáng tác khoảng 120 bài. Tuy nhiên theo ông thì vẫn chưa có bài nào là tâm đắc nhất.

  • Ai về Đồng Tháp
  • Ba năm yêu em âm thầm
  • Chiếc xuồng
  • Cho anh làm tình nhân
  • Chưa nói cùng anh
  • Con nước tháng mười
  • Dù anh nghèo
  • Điều chưa dám nói
  • Giã từ
  • Giăng câu
  • Giăng câu 2
  • Hạnh phúc quanh đây
  • Hồng Ngự mang tên em
  • Mắt diễm buồn
  • Mẹ của tôi
  • Ngôi tôn thờ
  • Người hàng xóm (thơ Nguyễn Bính)
  • Nhớ người tình phụ
  • Nhìn lá thu rơi
  • Vòng hoa cho Trần Thế Vinh
  • Sài Gòn về đêm
  • Sao nỡ đành quên
  • Thà em đi lấy chồng
  • Thăm Huế
  • Tiễn biệt
  • Tiễn đưa
  • Tình cây và đất
  • Tình đầu
  • Về miền Tây
  • Xót xa

Top 15 Ca sĩ Bolero nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

Dòng nhạc Bolero - dòng nhạc trữ tình luôn nhận được sự yêu thích từ mọi tầng lớp dân chúng. Âm điệu Bolero vang lên ...

Ca sĩ Huỳnh Thật

Huỳnh Thật tên đầy đủ là Huỳnh Văn Thật. Anh là nam ca sĩ khá mới mẻ tại làng giải trí Việt được đông đảo ...

Ca sĩ Duy Khánh

Duy Khánh (1936) tên thật là Nguyễn Văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát của Phạm ...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền

Ca sĩ Thanh Tuyền (tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948) là một ca sĩ nhạc vàng thành danh tại miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 và ...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ người Việt của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh

Tuy tuổi nghề rất ngắn ngủi, nhưng Phương Diễm Hạnh đã làm được những chuyện mà ca sĩ nào cũng ít nhiều mơ ước đến.

Ca sĩ Randy

Ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy sinh năm 1971, rất nổi tiếng với dòng nhạc vàng từ đầu thập niên 1990.
Xem thêm Xem thêm
Scroll