Nhạc sĩ Mạnh Phát (1929 - 1973) là một ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng với nhiều sáng tác được yêu thích. Anh còn có hai bút hiệu khác là Tiến Đạt và Thúc Đăng. Có người nhầm lẫn Mạnh Phát với nhạc sĩ Văn Giảng.
Theo lời nhạc sĩ Văn Giảng, nhạc sĩ Mạnh Phát là người miền Trung.
Năm 1940, Ông cùng gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Sau khi học xong bậc trung học, anh được mời hát cho hai hãng đĩa Béka và Asia. Thời gian đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, anh thường hát trên Đài Phát thanh Pháp Á chung với nữ ca sĩ Minh Diệu (vợ anh sau này).
Từ cuối năm 1949 đến 1955, anh bắt đầu viết nhạc với bút hiệu Tiến Đạt. Một số sáng tác của anh giai đoạn này là Ai về quê tôi, Anh đã về, Hồn trai Việt, Mong người trở lại, Trăng sáng trong làng...
Đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Mạnh Phát cùng các nhạc sĩ cùng thời khác như Châu Kỳ, Hoài Linh chuyển sang sáng tác (nhạc vàng) theo giai điệu Bolero. Phần lớn các ca khúc phổ thông của anh ở giai đoạn này như Chuyến đi về sáng, Hoa nở về đêm, Ngày xưa anh nói, Nỗi buồn gác trọ, Sương lạnh chiều đông, Phố vắng em rồi, Vọng gác đêm sương... vẫn còn được yêu thích cho đến tận nay.
Ngoài ra, anh còn phụ trách chương trình "Tiếng ca gửi người tiền tuyến" trên Đài Tiếng nói Quân đội của VTVN.
Nhạc sĩ Mạnh Phát mất ngày 2 tháng 1 năm 1973 tại Sài Gòn.
Các sáng tác của nhạc sĩ Mạnh Phát
Ai về quê tôi | Tiến Đạt | |||
Áo tím ngày xưa | Lan Đài | |||
Anh đã về | ||||
Anh đi phố vắng | Thúc Đăng | |||
Bến nước tình quê | Lê Mộng Bảo | |||
Buồn ơi giã biệt | ||||
Bước chân kỷ niệm | Thúc Đăng | |||
Chiều nhớ bạn | Thúc Đăng | |||
Chỉ có một mình anh | Thúc Đăng | Thanh Phương | ||
Chuyến đi về sáng | ||||
Chuyến xe kỷ niệm | Thúc Đăng | |||
Cô Hàng dừa Xiêm | ||||
Cô gái sông Hương | ||||
Cung thương ngày cũ | Nguyễn Văn Đông | |||
Dấu chân kỷ niệm | Thúc Đăng | |||
Đêm không trăng sao | ||||
Đêm trắng hậu phương | Thúc Đăng | Dzũng Đạt | ||
Đợi sáng | ||||
Đường tơ chưa dứt | Hoài Linh | |||
Gặp anh | ||||
Gió biển | Thúc Đăng | |||
Gió chuyển mùa thương | ||||
Gửi cánh mây trời | ||||
Hoa nở một lần thôi | ||||
Hoa nở về đêm | ||||
Hồn trai Việt | Tiến Đạt | |||
Khi còn thương | ||||
Khi đã yêu | ||||
Khi mình còn thương | ||||
Khúc nhạc đồng quê | Thúc Đăng | |||
Mong người chiến sĩ | Thúc Đăng | |||
Mong người trở lại | Tiến Đạt | |||
Mộng phiêu lưu | ||||
Ngày nào em với tôi | ||||
Ngày xưa anh nói | Thúc Đăng | Thanh Tuyền | ||
Nhớ một người | Hoài Linh | |||
Nhớ mùa hoa tím | Lan Đài | |||
Nhớ viết thư cho em | Trần Thiện Thanh | |||
Nỗi buồn gác trọ | Hoài Linh | |||
Lỗi hẹn | Huy Lai | |||
Phố vắng em rồi | Nguyễn Đan Thanh | |||
Qua xóm nhỏ | ||||
Rồi một ngày | ||||
Sao anh lỗi hẹn | Y Vân | |||
Sao khuya | ||||
Sương lạnh chiều đông | Thúc Đăng | |||
Tàu nhổ neo rồi | Trần Thiện Thanh | |||
Thành đô ơi giã biệt | Thúc Đăng | |||
Thư về thăm mẹ | ||||
Tiến lên Việt Nam | Thúc Đăng | |||
Tiếng hát đôi mươi | Thúc Đăng | Bảo Thu | ||
Tiếng hát ngày xưa | Thúc Đăng | Nhật Ngân | ||
Tôi gặp em | ||||
Tôi vẫn đi tìm | Trọng Khương | |||
Trăng sáng trong làng | Tiến Đạt | |||
Vầng trăng ai xẻ làm đôi | Tuấn Khanh | |||
Viết cho anh | ||||
Vọng gác đêm sương | ||||
Xa nhau mới biết đêm dài | ||||
Xuân về gác nhỏ | Thúc Đăng |