Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Đăng lúc 13:56 - 03/03/2018

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975

 

Một số bút hiệu khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận), Thanh Trân Trần Thị. Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"), 3 người còn lại là: Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh. Các sáng tác của Trần Thiện Thanh (trước 1975) đã có những đóng góp đáng kể trong việc cách tân nhạc vàng, đặc biệt là làm cho dòng nhạc này bớt đi nhiều tính bi lụy - ủy mỵ (cảm xúc chủ đạo của dòng nhạc vàng) đồng thời thêm vào đó nhiều sự tươi tắn - lạc quan ngay cả trong tâm tư của người lính thời chiến.

 

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết (Bình Thuận). Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông cũng làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.

 

Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi ("nữ hoàng" của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn). Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là "Tiếng Hát Đôi Mươi".

 

Trong những năm cuối thập niên 1960, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính. Ông hoạt động rất nhiều với các đài phát thanh VTVN và đài Truyền hình Việt Nam thời đó. Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay diễn chung với Thanh Lan.

 

Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV thời kì đó và loạt nhạc cảnh này đã được chuyển thành phim với tên Trên đỉnh mùa đông.

 

Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm hoạt động. Năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Nhưng ông từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù ông vẫn soạn nhạc.

 

Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết hôn với nữ ca sĩ Mỹ Lan. Tại Mỹ ông lập hãng đĩa riêng Nhật Trường Productions và đồng thời cộng tác với Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Mây Productions, Hoàn Mỹ Productions... Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam, California (Hoa Kỳ) do bệnh ung thư phổi.

Các sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Hai chủ đề lớn trong sáng tác của Trần Thiện Thanh là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, kích động hoặc u uất, bi thảm mà thường là trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.

Trước 1975
  • 16 trăng tròn
  • Ai nói yêu em đêm nay (1968)
  • Anh không chết đâu em (1971)
  • Anh nhớ về thăm em
  • Anh về 
  • Anh về với em (1964)
  • Bà mẹ Trị Thiên
  • Bay lên cao
  • Bảy ngày đợi mong (1964)
  • Bắc Đẩu (Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Biển mặn (1967)
  • Biển sương mù (1971)
  • Chân trời tím (1967, Anh Chương - Nguyễn Văn Hạnh)
  • Chị Ba Hàng Xanh (1968)
  • Chiều mưa anh về 
  • Chiều trên phá Tam Giang (thơ Tô Thùy Yên)
  • Chuyến đi về sáng (1963, hợp soạn Mạnh Phát)
  • Chuyện hẹn hò (1971, Thanh Trân Trần Thị)
  • Chuyện không ai cấm
  • Chuyện lứa đôi (1971, Thanh Trân Trần Thị)
  • Chuyện một người đi
  • Chuyện về anh
  • Chuyện tình Mộng Thường (1972)
  • Chuyện tình T.T.Kh
  • Dành cho em đó
  • Dấu đạn thù trên tường vôi trắng (1968)
  • Đám cưới đầu xuân
  • Đôi ngã đôi ta (1964)
  • Đôi tiếng tự do [3]
  • Đồn vắng chiều xuân (1964)
  • Đời còn nhiều gian dối (1965)
  • Đừng hỏi tại sao (1963)
  • Gặp nhau làm ngơ (1974)
  • Giấc ngủ trên đồi Xanh (Một người nằm xuống)
  • Giận nhau
  • Giây phút tạ từ
  • Goá phụ ngây thơ (thơ Hà Huyền Chi)
  • Gọi tên anh
  • Hai sắc hoa Tigôn (Một mùa thu trước)
  • Hàn Mặc Tử (1964)
  • Hãy trả lời em (Anh Chương)
  • Hãy trả lời em đi anh 
  • Hiện diện của em (1965, thơ Hữu Phương)
  • Hoa chiều (1968, Anh Chương)
  • Hoa trinh nữ (1967)
  • Không bao giờ ngăn cách (1964)
  • Lâu đài tình ái (1966, thơ Mai Trung Tĩnh)
  • Lời cho người yêu nhỏ (1969)
  • Lộc non (thơ Nguyên Diệu)
  • Màu mũ anh màu áo em (Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Một ngày gần đây (1964)
  • Mùa đông của anh (1970)
  • Mùa xuân lá khô (1970)
  • Ngại ngùng
  • Ngày anh đi (1964)
  • Ngày đầu một năm (1967, Anh Chương)
  • Người chết trở về
  • Người hát một mình
  • Người ở lại Charlie (1972)
  • Người yêu của lính (1965, Anh Chương)
  • Người yêu tôi khóc (1969)
  • Nhớ
  • Nỗi lòng Thanh Trúc (1964)
  • Phép nhiệm màu (1969)
  • Phút giao mùa (1968, Thanh Trân Trần Thị)
  • Rừng lá thấp (1968)
  • Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc
  • Tạ từ trong đêm (1966)
  • Tâm sự Mộng Cầm (1965)
  • Tâm sự người lính trẻ (Anh Chương)
  • Tình có như không (Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Tình đầu tình cuối (1973, Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Tình thư của lính (1968, Trần Thiện Thanh Tâm)
  • Tình yêu, rừng già & chúng ta
  • Tình yêu thứ nhất (1965)
  • Trái đắng (1968, Nhật Trường)
  • Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Trời chưa muốn sáng (1970)
  • Trước ngày đi
  • Từ đó em buồn (1964)
  • Tuyết trắng (1966, Anh Chương)
  • Xin em đừng hỏi (1965) 
  • Yêu (1964)
  • Yêu người như thế đó (1971, thơ Phạm Lê Phan)
Sau 1975
  • Bóng nắng
  • Cạn lời yêu dấu
  • Chiếc áo bà ba
  • Cho anh xin số nhà
  • Chênh vênh cầu khỉ (thơ Vũ Hối)
  • Chủ Nhật này trẫm nhớ ái khanh không? (thơ Nhất Tuấn)
  • Có phải là tình yêu
  • Con đường buồn chung thân
  • Độc hành (thơ Trần Thiện Hiệp)
  • Đêm không còn trống vắng (lời Nguyễn Thụy Minh Ngữ)
  • Giây phút tái ngộ
  • Giọt cà phê đầu năm
  • Gọi tên anh
  • Hà Nội và tôi
  • Hạnh phút nhỏ nhoi
  • Hãy hứa yêu em
  • Huyền thoại Ngọc Lan
  • Lời tự tình mùa xuân
  • Một lần bay thấp
  • Một lần cuối
  • Một đời yêu em (1991)
  • Một vì sao nhỏ
  • Mùa đông Cali
  • Mùa xuân bàng hoàng (Trần Thiện Thanh Toàn)
  • Mưa Cali mưa Saigon
  • Mỹ Lan, wò ái nì (viết lời Việt)
  • Ngàn năm mây bay
  • Ngày mai chị tôi đi lấy chồng
  • Ngõ tối
  • Người bên lề cõi sống
  • Người lính không quân trang
  • Người mẹ trồng rau
  • Người xa người 
  • Ở giữa muộn phiền
  • Ó đen
  • Rồi đến rồi đi
  • Sàigòn gần xa? (thơ Vũ Hối)
  • Sao anh không nói
  • Tết Cali Tết Saigòn
  • Thạch Sanh (truyện ca)
  • Thế kỷ tình yêu
  • Tìm một vì sao nhỏ
  • Tình đau ngàn nỗi 
  • Tình đẹp Hậu Giang (Áo thơm rơm)
  • Tình hận người vượt biển
  • Tình muộn
  • Tình yêu ngộ nghĩnh
  • Tình yêu nhảy múa
  • Trà hoa nữ
  • Trại cấm
  • Trần gian tội lỗi
  • Trong lần tái ngộ
  • Tôi và dĩ vãng
  • Từ nửa vòng Trái Đất
  • Từ dạo xa em
  • Vĩnh biệt em

Top 15 Ca sĩ Bolero nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

Dòng nhạc Bolero - dòng nhạc trữ tình luôn nhận được sự yêu thích từ mọi tầng lớp dân chúng. Âm điệu Bolero vang lên ...

Ca sĩ Huỳnh Thật

Huỳnh Thật tên đầy đủ là Huỳnh Văn Thật. Anh là nam ca sĩ khá mới mẻ tại làng giải trí Việt được đông đảo ...

Ca sĩ Duy Khánh

Duy Khánh (1936) tên thật là Nguyễn Văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát của Phạm ...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền

Ca sĩ Thanh Tuyền (tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948) là một ca sĩ nhạc vàng thành danh tại miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 và ...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ người Việt của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh

Tuy tuổi nghề rất ngắn ngủi, nhưng Phương Diễm Hạnh đã làm được những chuyện mà ca sĩ nào cũng ít nhiều mơ ước đến.

Ca sĩ Randy

Ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy sinh năm 1971, rất nổi tiếng với dòng nhạc vàng từ đầu thập niên 1990.
Xem thêm Xem thêm
Scroll