Nhạc sĩ Anh Bằng
Đăng lúc 12:53 - 03/03/2018

Nhạc sĩ Anh Bằng (5/5/1926 - 12/11/2015) tên thật Trần An Bường là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. Ông được coi như là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam,là một nhạc sĩ tiêu biểu dòng của dòng nhạc Vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980.

 

Ngoài những tác phẩm của chính ông, Anh Bằng còn là một trong nhóm ba người hợp tác soạn nhạc với bút hiệu Lê Minh Bằng.

 

Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam. Năm 1935, ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia, thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.

 

Trong thời kỳ 1954-1975, ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đánh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

 

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ Nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất ĐịchLẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

 

Cũng vào thời gian hoạt động ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh.

 

Năm 1975, ông cùng gia đình di tản sang Hoa Kỳ ở độ tuổi 50, và vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). Thời gian sau này ông cộng tác với Trung tâm Asia. Thời kỳ tại hải ngoại, ông sáng tác nhiều ca khúc, đáng kể có "Anh còn nợ em", "Căn gác lưu đày", "Chuyện giàn thiên lý", "Khúc thụy du", "Kỳ diệu", "Mai tôi đi"...

 

Trung tâm Asia đã thực hiện một số chương trình ca nhạc và DVD để vinh danh ông, như Asia 15: Tình ca Anh Bằng (1997), Asia 52: Huyền thoại Lê Minh Bằng (2006), Asia 62: Anh Bằng - Một đời cho âm nhạc (2009), Golden Asia DVD 1: Anh Bằng - Dòng nhạc lưu vong (2011), Asia 77: Dòng nhạc Anh Bằng, Lam Phương (2015).

 

Ông mất ngày 12 tháng 11 năm 2015 tại tư gia ở quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ vào lúc 8h55 tối (giờ địa phương), hưởng thọ 90 tuổi sau 8 năm chống chọi với căn bệnh ung thư gan, mặc dù đã chữa khỏi nhưng chứng bệnh lại tái phát.

 

Các sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng

Ai bảo em là giai nhân     "Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư  
Áo dài quê hương        
Áo trắng        
Anh biết em đi chẳng trở về     Thái Can  
Anh còn nợ em     Phạm Thành Tài  
Anh còn yêu em 2008   Phạm Thành Tài  
Anh cứ hẹn     Hồ Dzếnh  
Anh không lại        
Ánh trăng tan        
Bài ca của đêm     Nguyễn Trầm Nguyễn  
Bài thơ đan áo     T.T.Kh.  
Bây giờ còn nhớ hay không     "Hoa học trò" của Nhất Tuấn[8]  
Bây giờ còn yêu        
Bẽ bàng        
Binh méo Cai tròn 1966      
Bỏ phố Đà Lạt     Hoàng Ngọc Ẩn  
Bóng đêm     cổ động chiến dịch Chiêu hồi[9]  
Bốn ngả đường quê hương        
Buồn xa nhà 1976      
Bướm trắng     Nguyễn Bính  
Cánh phượng hồng thuở xưa 2013   Trịnh Bửu Hoài  
Cả nước đấu tranh 2012 Lê Dinh chống sự xâm lược của Trung Quốc  
Cám ơn Phật 2007   Thanh Trí Cao  
Căn gác lưu đày        
Căn nhà ngoại ô 1966      
Chấp nhận        
Chia tay hư ảo   BH    
Chiều chủ nhật        
Cho kỷ niệm mùa đông        
Chủ nhật buồn 1969      
Chuyện giàn thiên lý 1, 2     "Nhà tôi" của Yên Thao  
Chuyện hoa sim     Hữu Loan  
Chuyện hoa tigôn     T.T.Kh  
Chuyện một đêm 1968 Vũ Chương Thảm sát Tết Mậu Thân  
Chuyện người con gái ao sen        
Chuyện tình hoa mai     Nguyễn Bính  
Chuyện tình hoa trắng     Kiên Giang  
Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3        
Chuyện tình mùa thu 2011      
Chuyện tình Trương Chi        
Chuyện tình yêu        
Chuyến xe hoa buồn        
Có một ngày     Nguyễn Khoa Điềm  
Cô bé môi hồng     thơ của Như Mai  
Cỗ bài tam cúc     Hồ Dzếnh  
Cõi buồn     "Cõi nào buồn hơn" của Phong Vũ  
Con đường Việt Nam   nhạc của Trúc Hồ    
Con Rồng cháu Tiên   Trúc Hồ    
Còn có bao giờ em nhớ ta     Quang Dũng  
Còn yêu trọn đời        
Cuối mùa mưa        
Dĩ vãng một loài hoa        
Dù nắng có mong manh        
Đà Lạt xa nhau        
Đánh cờ người        
Đêm không ngủ       Bị Vinh Sử tự ý đổi tên thành "Bao đêm không ngủ"
Đôi bóng        
Đừng như công chúa 2011   Nguyễn Nhật Ánh  
Đừng sợ hãi        
Đừng xa em   BH    
Điệp khúc thương đau        
Đường khuya        
Em là mùa xuân        
Em mãi còn tình đầu 2012      
Ghé lại một đêm        
Gia tài của nó 2012      
Giấc ngủ cô đơn        
Gọi anh mùa xuân     Trần Mộng Tú  
Gót chinh nhân        
Hai mùa mưa        
Hận tình 1970      
Hẹn anh đêm nay        
Hẹn người kiếp sau 2012      
Hoa học trò     "Hoa học trò" của Nhất Tuấn  
Hồi chuông xóm đạo     Kiên Giang  
Huế bây chừ        
Huế đã xa rồi 2013      
Huế xưa        
Huynh đệ chi binh 1966      
Kể chuyện đêm vô cùng     Việt Phương  
Khi mình xa nhau        
Khóc mẹ đêm mưa 2005      
Khúc ca tình sầu        
Khúc Thụy Du     Du Tử Lê  
Kinh hạnh phúc        
Kỳ diệu     thơ Nguyên Sa  
Lạy mẹ con đi        
Lẻ bóng        
Lỡ một cuộc tình số 4        
Lỡ một cuộc tình số 8        
Lời Cám Ơn Cuối Cùng       theo BN Shotguns 18
Lời tình băng giá        
Mai tôi đi     Nguyên Sa  
Mất anh đêm Giáng sinh     Y Nga  
Mất nhau mùa đông 1970      
Mình ơi em chẳng cho về     Quan họ "Người ơi, người ở đừng về"  
Mộ đời     Q.H.  
Một ngày thật buồn   Trúc Hồ    
Mưa buồn        
Mưa chiều        
Nàng áo tím        
Nam Xương tiếng khóc đêm mưa        
Nếu tôi đưa em về        
Nếu vắng anh     "Cần thiết" của Nguyên Sa  
Ngoại ô buồn 1968      
Người ở lại buồn        
Người qua phố     "Lời gọi thầm của chim" thơ của Thái Tú Hạp[10]  
Người thợ săn và đàn chim nhỏ 1974      
Người thương binh     Thái Tú Hà  
Người tình mùa đông 1994   Viết lời Việt  
Người tình Sài Gòn        
Nhớ qua thăm em        
Nhớ đêm mưa Sài Gòn        
Nhớ Sài Gòn   Trúc Giang    
Như em     Đỗ Trung Quân  
Những kiếp hoa xuân        
Những tâm hồn cô đơn        
Niềm tin     thơ Nhất Tuấn  
Nỗi lòng người đi 1967      
Nổi lửa đấu tranh 1999   Chiến dịch Cờ Vàng  
Nửa đêm biên giới        
Nửa đêm về sáng        
Nước mắt quê hương   Lê Dinh    
Nước mắt mẹ tôi        
Nước mắt một linh hồn        
Phải lên tiếng   Lê Dinh Bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa  
Như em        
Núi đôi     Vũ Cao  
Sài Gòn vẫn mãi trong tôi   Trúc Hồ    
Sài Gòn kỷ niệm 2012      
Sài Gòn thứ Bảy        
Sao anh không đến   Trần Ngọc Sơn    
Sầu lẻ bóng 1, 2, 3        
Sông Trà Khúc        
Sợi tóc        
Sông sầu đôi nhánh        
Tango dĩ vãng        
Tango tím        
Tâm hồn cô đơn        
Tập lái vespa        
Thăm mộ mẹ     Lê Huy Phương  
Thiên Ấn tự (Chùa Thiên Ấn)        
Tiếc thầm     cổ động đi quân dịch  
Tiếc thương   Cao Tần    
Tiễn người sang ngang   Hoàng Liên    
Tiếng ca u hoài        
Tím cả chiều hoang     Hữu Loan  
Tình đẹp xót xa        
Tình là sợi tơ        
Tình lẻ loi   Trúc Sinh    
Tình nồng cháy     Viết lời Việt  
Tình phai        
Tình yêu như mũi tên        
Tình yêu tuyệt vời        
Tôi vẫn cô đơn 2011      
Trả em cay đắng mộng vàng     Từ Nguyên Thạch  
Trả lại        
Trúc đào     Nguyễn Tất Nhiên  
Truyện Kiều     Nguyễn Du  
Từ độ ánh trăng tan     Đặng Hiền  
Từ thuở yêu em     Phan Thành Tài  
Tượng đá và chút suy tư        
Vẫn như lầu hoang        
Về     thơ Mường Mán  
Về thăm chốn xưa     Phạm Chí Nhân  
Vọng cổ ông đồ        
Xin hãy quên tôi        

Ngoài ra ông còn đồng sáng tác nhiều ca khúc trước 1975 với Lê Dinh, Minh Kỳ.

  • Ai hỏi tên anh (Minh Kỳ – Dạ Cầm)
  • Anh đừng có lo (Dạ Cầm)
  • Ba mùa mưa (Minh Kỳ – Dạ Cầm)
  • Bóng đêm (Lê Dinh – Dạ Cầm)
  • Chỉ hai đứa mình thôi nhé (Lê Dinh – Dạ Cầm)
  • Chuyện tình bên hồ Than Thở (Minh Kỳ – Dạ Cầm)
  • Đà Lạt hoàng hôn (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
  • Đêm công viên (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
  • Giấc ngủ cô đơn (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Hàn Ni (Mùa thu lá bay 2) (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Nét đẹp thiên thần (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Nếu ai có hỏi (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Nếu anh đừng hẹn (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Nếu hai đứa mình (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Nó (Hoàng Minh)
  • Vọng gác lưng đồi (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
  • Tâm sự của em (Dạ Cầm - Huy Cường)
  • Thương lính (Dạ Cầm)
  • Tiếng hát hậu phương (Minh Kỳ - Dạ Cầm)
  • Tính sao (Dạ Cầm)
  • Tiếng ca u hoài (Lê Dinh - Dạ Cầm)
  • Tuyết lạnh (Lê Dinh - Phương Trà)
  • Yêu thầm (Minh Kỳ - Dạ Cầm)

Top 15 Ca sĩ Bolero nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

Dòng nhạc Bolero - dòng nhạc trữ tình luôn nhận được sự yêu thích từ mọi tầng lớp dân chúng. Âm điệu Bolero vang lên ...

Ca sĩ Huỳnh Thật

Huỳnh Thật tên đầy đủ là Huỳnh Văn Thật. Anh là nam ca sĩ khá mới mẻ tại làng giải trí Việt được đông đảo ...

Ca sĩ Duy Khánh

Duy Khánh (1936) tên thật là Nguyễn Văn Diệp, quê ở Quảng Trị. Ông nổi danh từ thập niên 1960, với những bài hát của Phạm ...

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền

Ca sĩ Thanh Tuyền (tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948) là một ca sĩ nhạc vàng thành danh tại miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975 và ...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ người Việt của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh

Tuy tuổi nghề rất ngắn ngủi, nhưng Phương Diễm Hạnh đã làm được những chuyện mà ca sĩ nào cũng ít nhiều mơ ước đến.

Ca sĩ Randy

Ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy sinh năm 1971, rất nổi tiếng với dòng nhạc vàng từ đầu thập niên 1990.
Xem thêm Xem thêm
Scroll